Đồng ý chủ trương cho TPHCM thành lập Thành phố Thủ Đức

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đồng ý thực hiện chủ trương thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM trên cơ sở sắp xếp 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức.

Đồng ý chủ trương cho TPHCM thành lập Thành phố Thủ Đức

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp về đề án không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường tại TPHCM và đề án thành lập thành phố trực thuộc TPHCM.

Theo đó, việc thành lập Thành phố Thủ Đức, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến và giao UBND TPHCM xây dựng đề án, gửi xin ý kiến các bộ, ngành, cơ quan liên quan, báo cáo Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

Căn cứ các quy định pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đồng ý thực hiện chủ trương thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM trên cơ sở sắp xếp 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2019-2021.

Việc thành lập Thành phố Thủ Đức theo định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao là phù hợp với chủ trương chung về phát triển kinh tế số, phát huy năng lực, đổi mới, sáng tạo.

Trong quá trình xây dựng đề án, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình lưu ý TPHCM nên tổ chức lấy ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn công nghệ, tài chính, bất động sản hàng đầu thế giới về định hướng xây dựng Thành phố Thủ Đức (có thể thực hiện qua hình thức họp trực tuyến). Việc này nhằm tìm hiểu các nhu cầu đầu tư, yêu cầu về cơ sở hạ tầng… để có thể tích hợp vào quy hoạch, định hướng chung của thành phố.

Để thu hút đầu tư vào Thành phố Thủ Đức, TPHCM cần làm rõ các điểm nhấn, điểm khác biệt của thành phố mới, trong việc so sánh không chỉ với các thành phố trong nước, mà còn đối với các trung tâm tài chính, công nghệ trong khu vực Châu Á. Để làm được điều này, TPHCM cần làm việc với các Bộ, ngành để có thể tích hợp các đề án, chương trình liên quan vào định hướng phát triển của thành phố mới.

Quy hoạch Thành phố Thủ Đức cần được gắn trong quy hoạch chung của TPHCM cũng như quy hoạch vùng, để tạo động lực tăng trưởng, hỗ trợ, tránh trùng lặp định hướng phát triển giữa các vùng, các khu vực và tránh tạo ra cạnh tranh nội vùng không cần thiết, dễ làm phân tán nguồn lực.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng giao TPHCM làm rõ hình thức huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho thành phố Thủ Đức. Trong đó, nếu có các nguồn lực theo hình thức xã hội hóa thì cần lưu ý đến việc áp dụng hình thức đầu tư phù hợp theo quy định của pháp luật, trong bối cảnh Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) hiện đã dừng hình thức đầu tư xây dựng – chuyển giao (BT).

Bên cạnh các yếu tố kinh tế, tài chính, Thành phố Thủ Đức cần thiết kế không gian rộng rãi, xanh sạch đẹp, đáng sống và yếu tố liên quan tới dịch tễ không để phát sinh lây lan dịch bệnh cần phải được tính toán trước, nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay. Điển hình hiện tại là dự án Vinhomes Grand Park tại quận 9 định hướng xây dựng sẽ là trung tâm của Thành phố Thủ Đức khu đô thị hiếm hoi sở hữu miền sinh thái vô cùng rộng lớn. Với diện tích xây dựng lên đến 270 ha, cư dân tại đây luôn hưởng mật độ xanh tới 70m2/người. Trong tương lai khi Thành Phố Thủ Đức hình thành sẽ phải còn nhiều dự án đô thị xanh như thế nữa,

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng đồng ý việc không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường tại TPHCM với tên gọi là đề án “Chính quyền đô thị tại TPHCM”. Việc này nhằm thể chế hóa chủ trương tổ chức hợp lý chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị và hải đảo, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý đô thị loại đặc biệt, trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật của cả nước.

Theo báo : Lao Động

Share with

Start typing and press Enter to search

Ứng tuyển 

CHUYÊN VIÊN KINH DOANH

    Ứng tuyển 

    TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH